Giải pháp công nghệ trong lối đi tới mục tiêu trung hòa các-bon của Trung Quốc: Thép và xi-măng

Abstract

Trung Quốc là nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vận hành với hiệu suất cao để đáp ứng nhu cầu sinh kế của hơn 1,4 tỷ người dân, và cung cấp một lượng hàng hóa công nghệ, tiêu dùng và cả nông phẩm tới thế giới. Hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng liên tục hơn 4 thập niên là việc sử dụng tài nguyên, và trong quá trình sản xuất, chế tạo, chế biến cũng sản sinh ra một lượng khí nhà kính (GHG) tích lũy khổng lồ phát thải vào khí quyển. Trong một thống kê được đăng trên The Guardian năm 2017, thế giới đã nhận thấy trong giai đoạn 1988-2015, 100 tổ hợp công nghiệp hàng đầu thế giới chịu trách nhiệm cho việc phát thải tới 71% tổng tồn lượng GHG trong khí quyển. Dẫn đầu danh sách này trên phương diện quốc gia là Trung Quốc, với thống kê chỉ 5 đại công ty Trung Quốc đã chiếm tới gần 17% tổng lượng phát thải, trong đó tổ hợp ngành than có trách nhiệm lớn nhất, tới 14,32%. Sau những tiến bộ công nghệ vượt bậc cũng như tích lũy thặng dư nền kinh tế, quá trình hiện đại hóa ở Trung Quốc sang thời kỳ Chủ tịch Tập Cận Bình đã chuyển hướng sang bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát thải nghiêm ngặt. Chẳng hạn như xác định nhóm ngành sản xuất gang thép với vai trò lớn trong mục tiêu giảm phát thải GHG, chính phủ và lãnh đạo công nghiệp liên tục tìm kiếm giải pháp cho sự hạn chế nguồn tài nguyên, thúc đẩy khuếch tán công nghệ, ứng dụng tiến bộ trong giảm phát thải và thu giữ, chôn lấp các-bon, thích hợp với ngành thép, dựa trên đánh giá bằng hệ thống phân tích hướng tới giải quyết mục tiêu biến đổi khí hậu có tên viết tắt “C3IAM/NET-IS.”

Author's Profile

Analytics

Added to PP
2023-09-10

Downloads
241 (#81,800)

6 months
91 (#61,817)

Historical graph of downloads since first upload
This graph includes both downloads from PhilArchive and clicks on external links on PhilPapers.
How can I increase my downloads?